Tam Hàn Tam Hàn

Một phần của loạt bài về
Lịch sử Triều Tiên
Tiền sử
Thời kỳ Trất Văn (Jeulmun)
Thời kỳ Vô Văn (Mumun)
Cổ Triều Tiên ?–108 TCN
Vệ Mãn Triều Tiên 194–108 TCN
Tiền Tam Quốc 300–57 TCN
Phù Dư, Cao Câu Ly, Ốc Trở, Đông Uế
Thìn Quốc, Tam Hàn (, Biện, Thìn)
Tam Quốc 57 TCN–668
Tân La 57 TCN–935
Cao Câu Ly 37 TCN–668
Bách Tế 18 TCN–660
Già Da 42–562
Nam-Bắc Quốc 698–926
Tân La Thống Nhất 668–935
Bột Hải 698–926
Hậu Tam Quốc 892–936
Tân La, Hậu Bách Tế, Hậu Cao Câu Ly, Hậu Sa Bheor
Triều đại Cao Ly 918–1392
Triều đại Triều Tiên 1392–1897
Đế quốc Đại Hàn 1897–1910
Triều Tiên thuộc Nhật 1910–1945
Chính phủ lâm thời 1919–1948
Phân chia Triều Tiên 1945–nay
CHDCND Triều Tiên
Đại Hàn Dân Quốc
1948-nay
Theo chủ đề
Niên biểu
Danh sách vua
Lịch sử quân sự

Tam Hàn thường được coi là những liên minh lỏng lẻo của các bộ tộc. Mỗi bộ tộc có một tầng lớp thủ lĩnh, nằm giữ cả quyền lực chính trị và vị thế trong shaman giáo. Mặc dù mỗi bộ tộc có người cai trị riêng của mình, không có bằng chứng về việc kế vị có hệ thống.

Tên gọi của nhà nước Thìn Quốc chưa được biết rõ ràng vẫn còn tồn tại trong tên của liên minh bộ lạc Thìn Hàn và trong "Biện Thìn," một tên khác của Biện Hàn. Ngoài ra, một thời gian lãnh tụ của Mã Hàn tiếp tục tự gọi mình là vua Thìn Quốc, khẳng định mình là chúa tể của tất cả ba liên minh Tam Hàn.

Mã Hàn là liên minh lớn nhất và phát triển từ sớm nhất trong ba liên minh. Liên minh này gồm có 54 tiểu quốc bộ lạc, một trong số đó đã tiến hành chinh phục và hợp nhất các lãnh thổ bộ lạc khác để trở thành trung tâm của vương quốc Bách Tế. Mã Hàn thường được coi là nằm ở đông nam bán đảo Triều Tiên, bao gồm Jeolla, Chungcheong, và một số phần của Gyeonggi ngày nay.

Thìn Hàn có 12 tiểu quốc bộ lạc, một trong số đó đã chinh phục và hợp nhất lãnh thổ của các bộ lạc khác rồi trở thành trung tâm của vương quốc Tân La. Thìn Hàn thường được coi là nằm ở phía đông thung lũng sông Nakdong.

Biện Hàn gồm 12 tiểu quốc bộ lạc, và về sau đã tiến đến liên minh Gaya (Gia Da hay Già Gia), về sau bị Tân La thôn tính. Liên minh này thường được coi là nằm ở nam và tây của thung lũng sông Nakdong.